Nguyên nhân, do tháng 1 trùng vào thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng thép trong xây dựng, sản xuất không nhiều, đồng thời, các nhà thương mại cũng đã dự trữ tồn kho một lượng hàng lớn từ trước Tết.
Tính chung tháng 1/2017, tổng lượng sản xuất các sản phẩm thép đạt hơn 1,37 triệu tấn, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2016 nhưng giảm 12,7% so với tháng trước. Tổng lượng bán hàng các sản phẩm thép tháng 1 chỉ đạt hơn 823.000 tấn, giảm 21,2% so với cùng kỳ và giảm 45,2% so với tháng tháng trước.
Sản xuất thép ở Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN.
Trong tháng 1, với thép xây dựng, số liệu từ doanh nghiệp Hoà Phát cho thấy, Tập đoàn sản xuất hơn 158.000 tấn, song chỉ bán hàng đạt hơn 79.000 tấn, đạt 35,7% so với tháng 12/2016 và bằng 76,2% so với cùng kỳ.
Còn khối các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Thép (VnSteel) sản xuất hơn 135.000 tấn, bán hàng đạt hơn 78.000 tấn, bằng 45,7% so với tháng 12/2016 và bằng 63,5% so với cùng kỳ....
Với mặt hàng tôn mạ, hầu hết các doanh nghiệp cũng đều có lượng tiêu thụ thấp hơn nhiều so với tháng 12/2016. Tôn Đông Á chỉ đạt 49%, Nam Kim đạt gần 51%, Tôn Phương Nam đạt hơn 63%, Blue Scope VN đạt 80%. Duy chỉ có Tập đoàn Hoa Sen sản xuất gần 143.000 tấn, bán hơn 91.400 tấn (trong đó, xuất khẩu hơn 64.500 tấn) và đạt hơn 100% so với tháng 12/2016...
Đáng chú ý, trong năm 2016 và thời điểm đầu năm 2017, nhập khẩu thép tiếp tục tăng cao so với năm 2015, đặc biệt là với các mặt hàng mà Việt Nam còn dư khả năng sản xuất.
Cụ thể như phôi thép, số lượng phôi nhập khẩu năm 2016 là hơn 1,11 triệu tấn, chiếm 12,6% thị phần phôi cả nước; tôn mạ và sơn phủ màu có số lượng nhập khẩu năm 2016 ước hơn 1,86 triệu tấn, tăng 30,7% so với năm 2015 và chiếm tới trên 50% thị phần nội địa; thép hợp kim nhập nhẩu hơn 8,17 triệu tấn, trong đó có khoảng 1,9 triệu tấn thép dài có thể đã được sử dụng như thép xây dựng thông thường.
Trung Quốc tiếp tục là nhà xuất khẩu thép vào Việt Nam lớn nhất với gần 60% tỷ trọng thép nhập khẩu vào Việt Nam, đạt hơn 10,8 triệu tấn thép các loại, tương đương hơn 4,45 tỷ USD. Tiếp theo là Nhật Bản và Hàn Quốc đạt 12,5% đến 14,8%...
Ông Nguyễn Văn Sưa dự báo, sản lượng tiêu thụ trong tháng 2/2017 và thời gian ngắn tới sẽ tăng hơn so với tháng 1, song cũng sẽ tăng không cao do nhà thương mại sẽ giảm hàng tồn đã đầu cơ từ trước.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, song sắt thép trong nước vẫn liên tục phải cạnh tranh về giá với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam khiến các doanh nghiệp sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn.
Do vậy, để thúc đẩy ngành sản xuất thép trong nước, Bộ này cho biết, sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, tự vệ tạm thời để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước, đảm bảo cạnh tranh công bằng với hàng nhập khẩu; theo dõi sát tác động của các biện pháp này tới sản xuất, tiêu dùng trong nước để có sự điều chỉnh kịp thời nếu cần.
Nguồn tin: Tin tức TTX
Thông tin khác
- » Sản lượng ống inox (Thép không gỉ) của Nhật giảm so với các năm cùng kỳ (16.02.2017)
- » 10 NGUYÊN TỐ QUAN TRỌNG QUYẾT ĐỊNH TÍNH CHẤT CỦA THÉP (19.05.2016)
- » Ngành thép chia rẽ bởi cuộc chiến chống bán phá giá (22.12.2016)
- » Ngành thép Châu Âu khủng hoảng nghiêm trọng (19.05.2016)
- » Tính chống ăn mòn của Inox 304 và Inox 316 (10.12.2016)
- » So sánh về inox 201 và 304 (10.12.2016)
- » Vài tháng tới nhu cầu thép có khả năng sụt giảm (26.10.2016)
- » Tin tức thị trường thép Nhật Bản tuần tới (30.09.2016)