CÔNG TY TNHH SX - TM - XNK ĐẠI PHÚC MINH

0916 867 386

Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ

Hotline: 0916 867 386

Chat Chat Minh Hà  
0949 700 986
Chat Chat Mr.Quang  
0918 30 55 66
Chat Chat Mr Minh  
0974 608 368
Chat Chat Ms. Hương  
0914 179 358

Sản phẩm nổi bật

Tin tức - Sự kiện

"Cá mập" Sơn Hà ăn trọn miếng bánh bồn nước inox

22-11-2017

Mảnh ghép hoàn hảo mang tên Toàn Mỹ

Cuối cùng, ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà (Sơn Hà) cũng nở nụ cười sảng khoái tại Đại hội cổ đông bất thường được tổ chức tuần qua, khi phương án thâu tóm Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh Toàn Mỹ nhằm mở rộng thị trường phía Nam được thông qua.

Ông Sơn ấp ủ kế hoạch thâu tóm Toàn Mỹ từ 5 năm trước, thời điểm bồn nước inox của Toàn Mỹ tràn ngập khắp nơi. Thế nhưng, nguyên nhân sâu xa lại nằm ở việc mở rộng thị trường.

Có thêm Toàn Mỹ, Sơn Hà sẽ sở hữu 9 nhà máy trên cả nước, hàng trăm chi nhánh và hơn 30.000 đại lý. Ảnh: Đức Thanh
Có thêm Toàn Mỹ, Sơn Hà sẽ sở hữu 9 nhà máy trên cả nước, hàng trăm chi nhánh và hơn 30.000 đại lý. Ảnh: Đức Thanh

“Khi kênh nhà phân phối bắt đầu phát triển, họ kiếm được nhiều tiền và trở thành nhà phân phối lớn cho nhiều hãng, mà không chỉ riêng Sơn Hà. Sơn Hà sẽ gặp khó khăn trong việc tác động nhà phân phối để thúc đẩy thị trường. Trong khi đó, Toàn Mỹ có quá khứ rất tốt. Thương hiệu Tân Á Đại Thành ngày nay cũng xuất phát từ việc làm tổng đại lý của Toàn Mỹ phân phối ở thị trường phía Bắc xưa kia”, ông Sơn giải thích với các cổ đông lý do thâu tóm Toàn Mỹ.

Giá trị thương vụ này còn trong vòng bảo mật. Tuy nhiên, báo cáo tài chính quý II của Sơn Hà cho thấy, Công ty đã chi khoảng 30 tỷ đồng để đặt cọc cho thương vụ này.

Cả hai đều là doanh nghiệp tên tuổi trong ngành hàng bồn nước Inox, chỉ khác ở địa bàn hoạt động. Thị trường chính của Sơn Hà hầu hết ở miền Bắc và miền Trung. Toàn Mỹ hoạt động chủ yếu ở thị trường miền Nam.

Xuất phát điểm là một doanh nghiệp kim khí tại Hà Nội, đến nay, thị trường miền Bắc chiếm tới 66% doanh thu của Sơn Hà (theo báo cáo của Công ty năm 2016). Riêng sản phẩm bồn nước Inox năm 2016 mang lại gần 630 tỷ đồng doanh thu. Tổng sản lượng tiêu thụ bồn nước đạt trên 281.000 chiếc, tăng trên 45% so với năm 2015. Bồn nước inox và ống thép inox là hai sản phẩm chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất của Sơn Hà, chiếm trên 56% doanh thu cả năm 2016.

Còn Toàn Mỹ được thành lập năm 1993, với cái tên Gia Phát Toàn Mỹ, chuyên sản xuất bồn nước các loại. Đến năm 1995, tên Toàn Mỹ bắt đầu được sử dụng, cho ra thị trường hàng triệu sản phẩm bồn nước.

Hiện nay, Toàn Mỹ đứng thứ hai ở thị trường phía Nam, được định vị cao hơn các thương hiệu khác. Ngoài ra, Toàn Mỹ còn một mảng về thiết bị nhà bếp khá hấp dẫn khi dự kiến sau 1 năm nữa, lợi nhuận Toàn Mỹ Bình Dương sẽ đạt 20 tỷ đồng.

Miếng ngon dễ xơi

Vì sao một doanh nghiệp có vị thế thị trường và đang ăn nên làm ra tốt như Toàn Mỹ mà Sơn Hà lại thâu tóm dễ như vậy? Câu trả lời nằm ở mối quan hệ giữa 2 ông chủ.

Ông chủ Toàn Mỹ không ai khác chính là ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc U&I Group.

“Bán Toàn Mỹ cho Sơn Hà để phát triển thương hiệu này mạnh hơn nữa cũng là chuyện hay”, ông Tín nói và cho biết dù cùng ngành và cạnh tranh nhau trực tiếp, nhưng ông Tín và ông Sơn thân nhau như anh em.

“Tôi có nhiều việc làm trong khi Sơn (Lê Vĩnh Sơn – phóng viên) chỉ tập trung làm mảng đó nên giao Sơn là hợp lý”, ông Tín nói.

Ông Tín vốn không yêu M&A, thích tự dựng lên doanh nghiệp theo ý muốn của mình để dễ bề vận hành và quyết định vận mệnh. Tuy nhiên, ông lại gắn với M&A nhiều hơn cả, thậm chí được mệnh danh là “người giải cứu” doanh nghiệp.

Tham gia các thương vụ M&A, với ông Mai Hữu Tín, ngoài việc nhìn thấy cơ hội của các doanh nghiệp được nhắm tới, thì nguyên nhân sâu xa mà rất nhiều lần ông Tín nhắc đến, đó là việc ông không muốn các thương hiệu Việt Nam… bỗng dưng biến mất. Hiện nay, nếu tính cả “công ty cháu” thì U&I Group đang chi phối 36 công ty.

Trong các phi vụ ông ra tay giải cứu, có nhiều phi vụ nổi tiếng. Có thể kể tới Giấy Sài Gòn - một công ty đang trên đà phục hồi sau thương vụ M&A; Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) – nơi ông giữ chức tổng giám đốc sau khi ra tay… giải cứu.

Nhưng, thương vụ M&A thành công đầu tiên kể từ khi ông dấn thân vào kinh doanh lại là thương vụ giải cứu Toàn Mỹ cách đây 11 năm.

“Toàn Mỹ cho ra đời thương hiệu bồn nước inox đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1995, nhưng chỉ thực sự mạnh ở miền Nam. Lúc tôi mua, Toàn Mỹ đang lỗ và gần như mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, Toàn Mỹ hoạt động ổn định và có lãi tốt từ lúc tôi vào quản lý. Doanh thu và lợi nhuận tăng đều khoảng 10-15%/năm từ đó”, ông Tín cho biết.

Một điều ít người biết là, 4 năm trước, Toàn Mỹ cũng thâu tóm Công ty cổ phần Green Tech Việt Nam (chiếm 51% vốn) chuyên sản xuất da thuộc, da phủ, da lộn, da tổng hợp theo công nghệ Hàn Quốc.  Green Tech cung cấp cho các công ty hàng đầu thế giới trong ngành công nghiệp sản xuất giày và túi xách cao cấp như New Balance, Columbia, Geox, Skechers, Adidas, Converse, Michael Kors….

Không tiết lộ cụ thể, nhưng theo ông Tín, Toàn Mỹ mua Green Tech cũng để giải cứu doanh nghiệp này khỏi khó khăn. Sau khi công ty này ổn định lại, Toàn Mỹ đã thoái vốn đầu năm nay.

Theo ông Tín, với những công ty mạnh, U&I Group chủ trương đầu tư và giữ lâu dài. Thế nhưng, Toàn Mỹ là trường hợp đặc biệt. Đây là thương hiệu bồn nước cao cấp nhất, giá cao nhất trên thị trường.

Kế mới của Sơn Hà 

Có Toàn Mỹ, Sơn Hà hẳn sẽ mạnh lên rất nhiều vì có thể phục vụ nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.

Hiện nay, có khoảng 20 doanh nghiệp trong nước sản xuất những sản phẩm làm từ thép không gỉ, trong đó có những công ty lớn, có uy tín và đang cạnh tranh khá trực tiếp với Sơn Hà như Tân Á Đại Thành, Tân Mỹ ở sản phẩm bồn nước, chậu rửa; Hoàng Vũ, Tiến Đạt ở sản phẩm ống inox hay Kangaroo, Sunhouse ở các sản phẩm gia dụng.

Vài năm trở lại đây, Sơn Hà liên tục gặp khó ở thị trường xuất khẩu, thậm chí đánh mất cả thị trưỡng xuất khẩu lớn là Mỹ và Brazil - thị trường khiến Sơn Hà trở nên nổi tiếng trước năm 2012. Hiện, Công ty xuất khẩu đi gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, đóng góp khoảng 11% vào tổng doanh thu hợp nhất. Trong đó, 83% doanh thu xuất khẩu đến từ thị trường Ấn Độ, với 217 tỷ đồng trong năm 2016.

Gặp khó ở thị trường xuất khẩu, Sơn Hà xác định quay lại thị trường nội địa. Đặc biệt, 75% doanh thu của Sơn Hà đến từ thị trường miền Bắc, nên mở rộng thị trường miền Nam thông qua kế hoạch thâu tóm doanh nghiệp cùng ngành là một chiến lược mới mẻ của Sơn Hà.

Trước khi mua lại Toàn Mỹ, Sơn Hà đã hoàn tất việc thâu tóm một thương hiệu khác về bồn nước không gỉ tại khu vực phía Nam là Trường Tuyền để giải quyết phân khúc vùng miền. Đây là nhà sản xuất bồn inox đầu tiên của Việt Nam từ những năm 1992.

Năm 2016, một thành viên HĐQT của Sơn Hà là ông Lê Hoàng Hà đã sang làm Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Toàn Thắng (Hà Nội) – một tên tuổi có mặt trên thị trường 15 năm, với các dòng sản phẩm cùng ngành với Sơn Hà như bồn inox, bồn nhựa, máy nước nóng năng lượng mặt trời, máy lọc nước, chậu rửa inox...  Tuy nhiên, Toàn Thắng vẫn chưa trở thành công ty con hay công ty liên kết, liên doanh của Sơn Hà.

Trở lại với thương vụ thâu tóm Toàn Mỹ. Phía công ty vẫn chưa tiết lộ phương án kinh doanh cụ thể, đặc biệt trong việc sử dụng thương hiệu Toàn Mỹ sau sáp nhập.

Theo văn bản của Sơn Hà trình Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch doanh thu năm 2018 của công ty sau thâu tóm sẽ ở vào khoảng 3.300 tỷ đồng, trong đó 300 tỷ đồng đến từ Toàn Mỹ. Toàn Mỹ cũng sẽ đóng góp khoảng 32 tỷ đồng trên tổng số 182 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cả năm 2018 của Sơn Hà. Hiện, doanh thu thị trường phía Nam của Toàn Mỹ đang chiếm 79% tổng doanh thu.

Trước mắt, theo ông Lê Vĩnh Sơn, thâu tóm Toàn Mỹ, Sơn Hà không những mở toang được cánh cửa rộng lớn bước vào phía Nam, mà còn loại bớt ngay được một đối thủ cạnh tranh rất mạnh. Hệ thống phân phối của Toàn Mỹ đã có hơn 20 chi nhánh, cửa hàng tại hầu hết các thành phố lớn và hơn 600 đại lý trên toàn quốc. Trong khi Sơn Hà đã có hơn 5.000 đại lý, 112 chi nhánh và 60 nhà phân phối…

Mọi thứ tốt đẹp giờ vẫn được các bên vẽ ra. Thậm chí, dư luận còn cho rằng, các cổ đông Toàn Mỹ hả hê vì thu được món tiền lớn từ thương vụ này, còn lại sẽ hợp lực nhau cạnh tranh với Tân Á Đại Thành. “Tôi không quan tâm tin đồn. Tôi ủng hộ Sơn nên bán Toàn Mỹ cho Sơn Hà. Còn làm gì với Toàn Mỹ sau đó thì tùy chiến lược của Sơn Hà”, ông Mai Hữu Tín cho biết.

Như vậy, Sơn Hà đã trở thành “cá mập” trên thị trường thông qua việc thâu tóm hàng loạt những tên tuổi cùng ngành khi sở hữu 9 nhà máy trên cả nước, hàng trăm chi nhánh và hơn 30.000 đại lý. Theo ông Sơn, Sơn Hà khởi đầu với một nền tảng tốt để bứt phá ngoạn mục cho giai đoạn 3 năm tới (2017 – 2019).

Anh Hoa

0916 867 386
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0916 867 386